Yêu cầu Quan_điểm_toàn_diện_(Triết_học_Mác-Lênin)

Để nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, vì bản chất của sự vật, hiện tượng được bộc lộ thông qua mối liên hệ giữa chúng với các sự vật, hiện tượng khác.

Sự vật tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhưng vị trí, vai trò của các mối liên hệ không “ngang bằng” nhau. Vì vậy, cần xác định được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, trọng tâm thì mới nhận thức được sâu sắc bản chất của sự vật, mới thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó.

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này, mối liên hệ này mà không thấy mặt khác, mối liên hệ khác; nhận thức sự vật trong trạng thái cô lập, giải quyết công việc không đảm bảo tính đồng bộ.[2]

Quan điểm toàn diện cũng hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện:

  • Chiết trung là kết hợp một cách vô nguyên tắc, chủ quan những cái không thể kết hợp được với nhau hoặc coi những mối liên hệ là “ngang bằng” nhau, không có sự phân biệt về vai trò của chúng.
  • Ngụy biện là lối tư duy đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của các mối liên hệ, lấy mối liên hệ không cơ bản thay cho mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không bản chất thay cho mối liên hệ bản chất.

Cũng như thực hiện với quan sát các mối quan hệ hay tác động bên ngoài của nó qua lại với những nhân tố khác. Việc thực hiện nhìn nhận và đưa ra quan điểm hiệu quả giúp cho các yêu cầu trong mục tiêu phân tích được phản ánh.

Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Chỉ có như vậy mới mang đến những phản ánh cho hiểu biết về sự vật. Tính nhiều chiều và phân tích càng cụ thể, có thể mang đến những nhìn nhận đầy đủ và hiệu quả nhất. Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán và tác động hiệu quả lên đối tượng đó.

Liên quan